Hard Drive - Ổ cứng máy tính
HDD - SSD
Hôm nay Anonyviet sẽ mang đến cho bạn một kiến thức tưởng xa mà gần. Các bạn vẫn sử dụng hằng ngày mà chưa hiểu về nó. Đó là Bộ nhớ thứ cấp của máy tính ( Ổ Cứng ). Vậy các bạn biết gì về nó, chọn lựa phù hợp với mình chưa ? Cùng học nhé.
Phân loại
Ổ cứng hiện nay được phân ra làm hai loại
- HDD ( Hard Disk Drive )
- SSD ( Solid-State Drive )
Giải thích về ổ cứng HDD
HDD là bộ nhớ thứ cấp của máy tính
- Cấu tạo
Tập hợp nhiều đĩa được xếp chồng lên nhau nhưng không tiếp xúc nhau. Các đĩa ấy được gọi là platter
Dữ liệu được đọc bằng dụng cụ được gọi là đầu từ đọc, ghi
Hình ảnh mô tả
[caption id="" align="aligncenter" width="329"] Đầu từ đọc ghi được tiếp xúc với Platter để đọc ghi dữ liệu ( Ảnh minh họa)[/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="357"] Hệ thống nhiều đĩa ghi xếp chồng lên nhau nhưng không tiếp xúc của HDD[/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="338"] Một ổ cứng HDD cấu tạo hoàn chỉnh[/caption]
- Cách lưu trữ dữ liệu
Dữ liệu được lưu và truy xuất từ đĩa theo từng khối. Khối dữ liệu được lưu trữ trong các sector, các sector có chiều dài cố định hoặc có thể thay đổi.
Khi các bạn truy xuất dữ liệu thì HDD sẽ quay đĩa và tìm vùng đã lưu, sau đó truy xuất cho các bạn dữ liệu cần thiết.
[caption id="" align="aligncenter" width="259"] Minh họa Sector trên đĩa ghi HDD[/caption]
Một đơn vị lưu trữ bao gồm nhiều sector ( từ 2 sector trở lên ) được gọi là cluster. Khi các bạn lưu trữ, dữ liệu sẽ được lưu vào hàng chục hoặc hàng trăm cluster.
[caption id="" align="aligncenter" width="273"] Nhiều sector được gọi là cluster và được minh họa trên đĩa như sau[/caption]
- Kết luận về HDD
Ưu điểm
- Gồm nhiều đĩa nên dung lượng lưu trữ nhiều trung bình nhiều nhất 4TB ( ~ 4000 GB - Cho người dùng )
- Giá thành rẻ và có nhiều loại với tốc độ quay đĩa khác nhau
- Dễ bị tổn thương vật lý đối với Laptop ( Va đập mạnh sẽ bị sụp đĩa và không thể sửa chữa )
- Vì quay đĩa với tốc độ cao nên sẽ có nhiệt độ ( Mau bị nóng khi truy xuất )
- Khó bảo quản và khó sữa chữa
- Điện năng tiêu thụ lớn
Giải thích về ổ cứng SSD
Là bộ nhớ thứ cấp giống như HDD nhưng cấu tạo đặc biệt hơn với các chip điện tử. Được phát triển nhằm cạnh tranh với HDD
- Cấu tạo
Từ nhiều Chip nhớ Non-volatile memory chip ( Chip nhớ không thay đổi )
[caption id="" align="aligncenter" width="394"] Cấu tạo gồm nhiều Chip nhớ ( Màu đen )[/caption]
- Cách lưu trữ dữ liệu
SSD lưu trữ dữ liệu trong các chip Flash nhanh chóng. Vì vậy khi bạn truy xuất dữ liệu thì cách chip flash ngay lập tức đáp ứng nên việc truy xuất dữ liệu diễn ra ngay tức khắc. Không phải mất thời gian quay đĩa như HDD.
- Kết luận về SSD
Ưu điểm
- Truy xuất dữ liệu cực nhanh ( diễn ra ngay tức khắc nhờ chip flash )
- Chức năng sửa lỗi ECC ( Error correcting code ) - tự phát hiện và vá lỗi
- Chức năng nâng cao hiệu suất nhờ lệnh TRIM
- Tiêu thụ điện năng ít
- Nhiệt độ sinh ra không cao
- Ít bị tổn thương vật lý và dữ liệu được an toàn trong các chip nhớ
- Giá thành cao
- Không tích hợp được với một số máy tính
- Khó sửa chữa
- Chip có giới hạn nên lưu trữ không được nhiều như HDD ( Tối đa 512 GB - Cho người dùng )
Chọn lựa phù hợp cho mục đích sử dụng
Các bạn có thể thấy HDD có dung lượng lưu trữ lớn và SSD có tốc độ truy cập nhanh.
Chon HDD - nếu bạn là một người dùng cần lưu trữ nhiều dữ liệu và cần nhiều khoảng trống cho ổ đĩa để cài các game nặng như GtaV, Watch Dog, Call Of Duty,... và các sản phẩm đồ họa có kích thước khủng.
Chọn SSD - nếu bạn là một người dùng cần truyền tải, truy xuất, chia sẽ, sao chép dữ liệu nhanh chóng.
Một số bạn có thể dùng luôn một lượt hai ổ cứng với điều kiện gia đình khá giả
- HDD để lưu trữ các file khủng, cài game, ứng dụng,...
- SSD để chứa các file cần chia sẻ, truy xuất dữ liệu nhanh và cài hệ điều hành
Như vậy các bạn có thể căn cứ vào các chức năng chính của các ổ cứng mà lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp, mục đích cá nhân.
Bản quyền bài viết thuộc về AnonyViet
Đón xem bài kế tiếp
Trong bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu ổ cứng Hybrid HD
(Con lai của cả hai SSD và HDD)
No comments:
Post a Comment