Thursday, September 14, 2017

Kiến thức chính về Chip máy tính ( CPU )

CPU
Kiến thức về chip máy tính


Các bạn thường mua máy tính với chip mạnh như core i5, i7,... nhưng các bạn đã đủ kiến thức để hiểu và chọn lựa cho mình dòng chip phù hợp với mục đích dùng chưa ? Trong bài này chúng ta không đề cập đến core i9 nhé ! vì nó là sản phẩm mới và chưa có nhiều phản hồi chi tiết về hiệu năng. Cùng tìm hiểu nhé !

CPU Central Processing Unit


CPU là một mạch xử lí dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Mỗi máy tính đều cần có CPU để hoạt động và xử lí các chương trình vi tính, người ta thường gọi nó là chip máy tính.

Các đặc điểm chính của CPU




  • bộ não chính của máy tính

  • Thực thi tất cả các tác vụ xử lý trong máy tính.

  • Kiểm soát hoạt động của tất cả các bộ phận trong máy tính.




CPU bao gồm 3 thành phần




  • Bộ nhớ ( hoặc đơn vị lưu trữ )


  • Lưu trữ tất cả dữ liệu và các chỉ thị được yêu cầu xử lý.

  • Lưu trữ các kết quả tạm thời của vi xử lý.

  • Lưu trữ các kết quả cuối cùng của quá trình xử lý.

  • Tất cả nhập/xuất được truyền thông qua bộ nhớ chính.


  • Đơn vị điều khiển


  • Kiểm soát việc chuyển dữ liệu giữa các đơn vị khác nhau trên máy tính.

  • Quản lý và phối hợp hoạt động của các đơn vị máy tính.

  • Nhận các chỉ thị từ bộ nhớ, thông dịch và điểu khiển tính toán của máy tính.

  • Giao tiếp với các thiết bị nhập /xuất cho việc chuyển dữ liệu.

  • Đơn vị này không lưu trữ hoặc xử lí dữ liệu mà chỉ điểu khiển các đơn vị khác vận hành.


  • Đơn vị tính toán


  • Tính toán số học: Thực hiện việc tính toán số học như: cộng trừ nhân chia, các phép toán phức tạp được thực hiện bằng cách kết hợp hoặc lặp lại tất cả các phép toán trên.

  • Tính toán logic: thực hiệu các tính toán logic như so sánh, chọn lựa, xác nhận, trùng khớp và lọc dữ liệu theo yêu cầu,...



Các loại CPU hiện nay


Intel Pentium

Dòng chip dược sản xuất với hiệu năng ổn định và giá thành phải chăng cho các dòng máy trung hoặc bình dân.

Vì giá không cao nên intel pentium không hỗ trợ các công nghệ hiện đại như Turbo Boost hay siêu phân luồng. Thường có 2 nhân xử lý ( một số ít có 4 nhân ) với xung nhịp dao động từ khoảng 1.1GHz đến 3.5GHz.

Hiện tại, Intel đã nâng cấp dòng Pentium lên thế hệ Haswell và được sản xuất ở quy trình 22nm cho khả năng siêu tiết kiệm điện TDP 15W và dòng Haswell có tốc độ xử lý tốt hơn các dòng core i thế hệ cũ như core i3.

[caption id="" align="aligncenter" width="224"] Dòng pentium truyền thống của Intel[/caption]

[caption id="" align="aligncenter" width="270"] Nâng cấp từ pentium sang haswell được coi như một bước tiến lớn[/caption]

Intel Celeron

Celeron là bộ xử lý cao cấp cơ bản của Intel. Là dòng chip rút gọn của Pentium nhằm hạ giá thành với số bóng bán dẫn trong chip celeron ít hơn và bộ nhớ cache nhỏ hơn.
  • Ở các tác vụ thông thường, Pentium và Celeron gần như ngang nhau ( nếu cùng số nhân và xung nhịp xử lý ). Tuy nhiên, khi chạy các ứng dụng mạnh như đồ họa, game, ... thì Pentium nhanh hơn Celeron từ 1.5 đến 2 lần.


Giống Pentium thì hiện nay Celeron cũng đã được nâng lên thế hệ Haswell.

Intel Core i ( 5 thế hệ )

  • Nahalem ( Thế hệ đầu )

  • Sandy Bridge ( Thế hệ 2 )

  • Ivy Bridge ( Thế hệ 3 )

  • Haswell ( Thế hệ 4 )

  • Broadwell ( Thế hệ 5 )





Hiện nay CPU Intel Core i có 4 dòng sản phẩm với hiệu năng tăng dần từ core i3, core i5, core i7, core i9.

Core i3: Tất cả các vi xử lí dòng core i3 đều có 2 nhân - được hỗ trợ công nghê đa luồn Hyper Threading nhưng không hỗ trợ Turbo Boost.

Core i5: Là dòng sản phẩm trung cấp. Các chip core i5 cho desktop phần lớp đều có 4 nhân ( một số ít 2 nhân ). Đều có cả 2 công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading.

Core i7: Với hiệu năng mạnh mẽ tích hợp cả hai công nghệ Turbo BoostHyper Threading. Sở hữu 4 hoặc 8 nhân nên tốc độ xử lí được nâng cao.

Core i9: Dòng sản phẩm mới này vượt trội hoàn toàn và đứng đầu trong các loại chip của Intel. Mình sẽ dành riêng một bài để nói về Intel Core i9.

Giải thích công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading


  • Turbo Boost tính năng chỉ có trên Intel core i5 và i7 cho phép tự ép xung. Tính năng này giúp cho một vài nhân cần xử lí việc nặng có khả năng tự tăng xung nhịp để tăng hiệu quả làm việc.


 
  • Hyper Threading ( Siêu phân luồng ) giúp các nhân xử lí có thể giả lập thêm một nhân nữa để xử lý. Tính năng này giúp CPU có thể xử lý nhiều luồng dữ liệu hơn số nhân thực có sẵn.

VD có 8 nhân thì khi nó siêu phân luồng 2 nhân nữa thì chip của bạn sẽ xử lý với số nhân là 10.

CPU của AMD

AMD nổi tiếng với dòng sản phẩm Athlon cao cấp và Duron giá rẻ. Một số thế hệ vi xử lí mới nhất hiện nay ( đời thứ 8 ) hỗ trợ dùng tập lệnh mở rộng AMD64 cho điện toán 64bit là AMD Athlon 64 cho thị trường máy tính để bàn và AMD Opteron cho máy chủ, máy trạm.

Chúc các bạn thành công


Bài viết thuộc bản quyền Anonyviet



No comments:

Post a Comment