Thursday, February 9, 2017

Tìm hiểu về SSD - Phần 2

Phần 2: Phân loại tốc độ READ/WRITE

Ở phần 1 mình đã giới thiệu chung về tốc độ truy xuất READ/WRITE, phần này chúng ta sẽ làm rõ hơn sự khác biệt thật sự về tốc độ truy xuất của SSD vs HDD.

Khi copy dữ liệu ra USB hoặc HDD di động trên Win 8 trở về sau, bạn sẽ thấy một đồ thị thể hiện tốc độ trong suốt quá trình chép dữ liệu (xem hình 1, win7 ko có đồ thị nên phải quan sát tốc độ hiện lên).

Phân tích một chút về độ thị này: trong hình mình đánh dấu 2 chỗ, một chỗ cho thấy tốc độ copy là một đường đi ngang ổn định ở 40MB/s, chỗ thứ hai là vị trí đồ thị xuống thấp nhất cho thấy tốc độ copy lúc đó chỉ đạt khoảng 4MB/s, tức thấp hơn 10 lần so với bình thường.

Tại sao lại có hiện tượng này? Giả sử bạn cần lấy khỏi thư viện 50 quyển sách, trong đó có 30 quyển thuộc một bộ truyện sắp liền kề nhau, 10 quyển thuộc một bộ khác cũng vậy, còn lại là các quyển riêng lẻ ở các vị trí khác nhau trong thư viện, các vị trí này bạn đều nắm rõ và có thể đến lấy ngay ko cần phải tìm.

Một điều tất yếu là nếu bạn lấy bộ truyện 30 quyển kia thì rất nhanh chóng và dễ dàng vì không phải di chuyển nhiều, bộ 10 quyển cũng thế, nhưng đến các quyển truyện riêng lẻ thì bạn phải di chuyển nhiều vị trí và mất thời gian để lấy hết 10 quyển còn lại mặc dù số lượng ít hơn 30 quyển ban đầu.

Dữ liệu của chúng ta cũng thế, cũng nằm ở nhiều vị trí khác nhau, nhỏ có lớn có, nhưng nếu chúng cùng chung 1 file thì ghi chép rất nhanh chóng, ngược lại nhiều file riêng lẻ thì máy tính cũng mất thời gian để xác định vị trí và đi “lấy” chúng như mình đi lấy những quyển sách. Chính vì thế khi copy đến đoạn có những dữ liệu nhỏ, nhiều file thì tốc độ sẽ bị giảm đi đáng kể.

Kiểu copy file có dung lượng lớn gọi là kiểu READ/WRITE tuần tự, gọi là sequential, viết tắt seq READ/WRITE.

Kiểu copy nhiều file có dung lượng nhỏ gọi là kiểu READ/WRITE ngẫu nhiên, gọi là ramdom READ/WRITE, một thuật ngữ thường dùng khác nữa là 4k READ/WRITE.

Tại sao là 4k?

4k ở đây chính là nói đến những file hệ thống có dung lượng rất nhỏ , chỉ khoảng 4kB (~0.004MB), những file có dung lượng này được cho là ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ truy xuất của ổ cứng, chính vì thế người ta sử dụng thuật ngữ 4k để nói đến tốc độ truy xuất ngẫu nhiên.

Đến đây các bạn đã biết được cái gì ảnh hưởng đến tốc độ của ổ cứng rùi hén, một số phần mềm test ổ cứng có thêm khái niệm 64k, 512k thì cũng tương tự như cách giải thích của 4k, tuy nhiên những thong số này tham khảo thêm cho vui chứ ko quan trọng bằng 4k.

Như vậy khi nói đến READ/WRITE của ổ cứng nói chung hay SSD nói riêng, thì thông số quan trọng nhất là random READ/WRITE hay 4k READ/WRITE, thông số này càng cao thì ổ SSD của bạn càng ngon vì truy xuất được nhiều file riêng lẻ nhanh thì dĩ nhiên tốc độ làm việc hệ thống cũng sẽ được tăng lên. Còn seq READ/WRITE chỉ có ý nghĩa PR là chính, thực tế ít khi người dùng SSD đạt được đến tốc độ này khi sử dụng bình thường. Con số seq READ/WRITE cũng như con số nhà sản xuất xe máy test độ hao xăng xe trong điều kiện mần việc lý tưởng vậy (xe máy chạy trên máy chạy bộ trong phòng gym, không gió, ko ổ gà không kẹt xe, không đèn đỏ, nói chung là tuyệt vời ông mặt trời).

Để biết được tốc độ READ/WRITE ổ cứng của bạn là bao nhiêu, hãy tải phần mềm theo link dưới để test thử và so sánh với kết quả test SSD Plextor M6S mình đang dùng (hình 2), các bạn sẽ thấy được tốc độ seq READ/WRITE chênh lệch khoảng vài lần, 4k có thể chênh lệch đến vài chục lần, điều đó cho thấy SSD vượt trội hơn HDD rất nhiều về tốc độ truy xuất ngẫu nhiên, nhân tố quyết định đến tốc độ làm việc của toàn hệ thống.

CrystalDiskMark:
http://crystalmark.info/softwa…/CrystalDiskMark/index-e.html

AS SSD Benchmark:
http://www.techspot.com/downloads/6014-as-ssd-benchmark.html

No comments:

Post a Comment