Wednesday, February 8, 2017

Tìm hiểu về SSD - Phần 1

Nếu có ý định mua 1 ổ cứng SSD để sử dụng thì những điều bạn nghĩ đến sẽ là: mua hiệu nào? chú ý đến những thông số nào? dung lượng bao nhiêu?, cùng dung lượng 128gb mà có cái chưa tới 2tr, có cái hơn 3tr? tại sao lại có sự chênh lệch giá lớn đến vậy? máy tính của mình cùi quá mua ssd xài thì có phí quá ko?...

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắt mắt trên và có được sự lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình.

Đó cũng là thông số đầu tiên mình muốn đề cập đến trong loạt bài tìm hiểu về SSD, nhưng sẽ đi sâu hơn để hiểu rõ những thông số đó có ý nghĩa như thế nào khi tra specs của SSD: speed READ/WRITE (MB/s).

Như chúng ta đã biết, khi mua HDD thường chọn dung lượng, bộ nhớ đệm (cache), và cái quan trọng nhất là tốc độ quay: 5400rpm, 7200rpm, cao hơn thì có 10000rpm (HDD SAS cho server), tốc độ vòng quay và bộ nhớ đệm càng cao thì truy xuất dữ liệu càng nhanh.

SSD thì không sử dụng đĩa cơ như HDD nên không thể có 5400 hay 7200rpm được, vậy thì mình phải dựa vào thông số READ/WRITE (MBs): chỉ ra tốc độ truy xuất dữ liệu đọc/ghi tính bằng MB/s, tốc độ này thường thấy nhất khi chép dữ liệu từ máy tính ra USB, cửa sổ chép dữ liệu sẽ hiện tốc độ đang chép cho bạn thấy. Đối với USB 2.0 thì tốc độ thực tế khoảng trên dưới 10MB/s tùy theo dữ liệu bạn chép, USB 3.0 đạt khoảng 40-50MB/s, HDD di động tốc độc cao hơn USB khoảng 2 lần.

Còn với SSD thì sao? Theo mình biết đa số SSD đang bán trên thị trường (hàng còn sản xuất nha, hàng cũ nhà máy bỏ mẫu ko sản xuất nữa ko tính nha) thì bèo lắm thì READ/WRITE cũng được 500/150 MB/s, nếu so với con số 10MB/s của USB 2.0 thì nhanh hơn hơi bị nhiều đó hén

Sở dĩ mình đem so sánh với tốc độ của USB là vì cái này người dung thường gặp hơn, sẽ dễ hình dung hơn là so sánh với HDD gắn trong máy, thử hình dung bạn chép 1 file film 10GB ra USB 2.0 với tốc độ 10MB/s thì sẽ mất khoảng 10.240s ~ 17 phút :3 , nhưng với SSD tốc độ ghi 150MB/s thì chỉ mất 68s ~ 1p8s, quá ấn tượng phải không

Đối với những SSD xịn hơn, tốc độ ghi đạt 300, 400 thậm chí 500MB/s thì mất chưa đầy 1p để chép 10GB film, một điều không tưởng khi sử dụng USB hoặc HDD di động.

Nhưng đó chỉ là ví dụ để hình dung chứ thực tế nó không đơn giản vậy, vì mình mua SSD để cài win và soft để boot cho nhanh chứ không phải để chép JAV

Vậy thì boot win/soft có gì khác so với chép file film? Khác biệt lớn nhất đó chính là khi boot win/soft SSD phải truy xuất hàng ngàn files riêng lẻ dung lượng rất nhỏ chừng vài KB hoặc vài chục KB (1MB = 1024KB), những tập tin hệ thống có đuôi “.dll”. Mình sẽ nói rõ hơn vấn đề này trong phần tiếp theo.

Như vậy khi nói đến SSD thì trước tiên mình phải biết tốc độ đọc/ghi (READ/WRITE) dữ liệu của nó, thông số này càng cao thì SSD càng ngon và kéo theo đó là giá càng mắc

Để biết tốc độ read/write của SSD, bạn hãy tra thông số của nhà sx trên website hoặc trên vỏ hộp sản phẩm, chú ý một điều là thông số nhà sx đưa ra là trong điều kiện mần việc lý tưởng, có nghĩa là giống như test độ hao xăng của xe máy chạy trên máy chạy bộ trong phòng gym, ko gió, ko đèn đỏ, ko ổ gà, ko có mấy thím áo vàng xin đểu ngoài đường Nói cho vui chứ nếu bạn có điều kiện setup 1 dàn máy để test SSD như nhà sx thì SSD của bạn vẫn đạt được tốc độ như nhà sx đưa ra nhé

Phần tiếp theo: Phân loại tốc độ READ/WRITE...tu-bi-còn-ti-niu

No comments:

Post a Comment