Ngày nay, xu hướng sử dụng tablet, laptop thay thế cho máy tính để bàn ngay càng nhiều. Bởi sự tiện ích và nhỏ gọn của các thiết bị này mang lại. Mặc dù vậy, nhưng trong những trường hợp cần thực hiện những công việc mang tính phức tạp đòi hỏi sự chuyên môn cao, hay dung lượng lớn thì laptop hay tablet vẫn không thể thay thế.
Đối với máy tính để bàn, bạn có thể chọn hình thức mua nguyên bộ hoặc lắp ráp từng bộ phận. Mỗi cách sẽ có một ưu điểm riêng. Đối với việc mua nguyên bộ, thì bạn không cần am hiểu nhiều về IT và nhận được hỗ trợ bảo hành, chăm sóc khách hàng từ phía công ty dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bạn có thể mua phải máy tính chất lượng không được ưng ý, hoặc hay bị hỏng hóc thiết bị nào đó. Còn đối với việc lắp rắp từng bộ phận, thì bạn cần phải có một chút am hiểu về kỹ thuật, và có thể không nhận được sự hỗ trợ sửa chữa khi máy bị hư hỏng. Nhưng bù lại bạn có thể chọn được những linh kiện ưng ý, và chất lượng, thời gian bảo hành cao.
Để có thể tự lắp ráp máy tính, bạn cần chuẩn bị những linh kiện máy tính cần thiết sau:
1. Thiết bị lưu trữ
Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ tất cả dữ liệu trên máy tính. Có 2 sự lựa chọn cho bạn: 1 là ổ cứng HD, 2 là ổ cứng SSD. Với ổ cứng HD, chi phí mua rẻ hơn so với ổ cứng SSD. Tuy nhiên so về tốc độ đọc và viết thì ổ cứng SSD vượt trội hơn hẳn.
- Giảm thời gian khởi động hệ điều hành. - Khởi chạy phần mềm nhanh hơn. - Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh. - Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn. - Tóm lại, Hiệu năng tổng thể của máy cũng tăng theo.
Đối với ổ HDD, thì bạn có thể chọn mua từ các Seagate và Western, còn ổ SDD thì bạn có thể chọn mua từ các hãng Samsung, Toshiba, OCZ, Kingston, Crucial và Intel.
Đảm bảo ổ cứng đạt tốc độ 7200 trên 1 phúc (RPM), chuấn giao tiếp serial ATA ( SATA) đạt tốc độ 6GB /s.
2. CPU
Bộ xử lý trung tâm CPU được ví như bộ não của máy tính, xử lý hàng trăm lệnh trên mỗi phút. Có hai công ty nổi tiếng chuyên sản xuất CPU là Intel và AMD. Nhìn chung thì chip Intel nhỉnh hơn so với AMD. Nhưng bù lại, chi phí mua CPU của hãng AMD thì lại rẻ hơn. Tùy vào mục đích của bạn mà có thể chọn loại CPU phù hợp.
3. Bo mạch chủ
Bo mạch chủ được xem là một trong những linh kiện máy tính quan trọng nhất, là linh hồn cũng như trái tim của cả chiếc máy tính. Bo mạch chủ là một bảng mạch in (PCB: Printed Cricus Board) đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết thiết bị được gắn trên nó theo cách trực tiếp hoặc thông qua đầu cắm hoặc dây dẫn. Thông qua bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và giao tiếp với nhau. Thực chất mainboard được coi như một “bo mạch chủ” cung cấp kết nối vật lý bao gồm khe cắm, mạch điện. Còn lại, việc kết nối và điều khiển là do cặp Chip cầu bắc và nam, đây chính là trung tâm điều phối hoạt động của PC.
Một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể lựa chọn là: ASUS, MSI, Gigabtye, AsRock, và EVGA.
4. Card đồ họa
Là một loại thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh trong một chiếc máy vi tính. Thành phần quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ hoạ (Graphic Processing Unit – GPU).
Dung lượng bộ nhớ đồ hoạ (video RAM) cũng là một thông số quan trọng đánh giá sức mạnh của một card đồ hoạ vì bộ xử lý đồ hoạ (GPU) mạnh mà bộ nhớ đồ hoạ lại bé thì sẽ lãng phí năng lực của GPU khi phải chờ đợi lệnh để xử lý.
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại card đồ họa chất lượng cao hay không. Nếu như phục vụ nhiều vào mục đích đồ họa, chơi game thì nên chọn loại chất lượng. Các hãng sau đây có thể là gợi ý cho sự lựa chọn của bạn: NVIDIA, AMD.
5. RAM
Ram – bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của RAM là để hệ thống ghi các thay đổi và các thông tin đang được sử dụng (của các chương trình đang chạy). Ngoài ra, trong một số trường hợp RAM được sử dụng làm bộ nhớ thứ cấp. Vai trò của RAM trong quá trình chạy là lưu các thông tin hiện hành để hệ thống truy cập và sử dụng nên không thể phủ nhận nó quyết định một phần tốc độ của máy vi tính. Nếu thiếu RAM, hệ thống sẽ chạy rất ì ạch do phải lưu, xóa thông tin liên tục.
Do đó tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cần chọn Ram có dung lượng bao nhiều. Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất. Đây là một số hãng gợi ý cho bạn Corsair, Mushkin, Kingston.
6. Nguồn
Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc “2 trong 1″ như RAM Dual Channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, CPU DualCore… Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng “chịu đựng” của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn noname được dán nhãn công suất lên đến “600 – 700W.
Bạn nên tính toán công suất phù hợp cấu hình máy để không phải lãng phí hoặc chọn bộ nguồn không đạt yêu cầu. Một số thương hiệu phổ biến cung cấp nguồn như Seasonic, XFX, Antec, OCZ, Corsair, và Enermax.\
7. Ổ đĩa quang
Với sự phát triển của điện toán đám mây và công nghệ số, ổ đĩa quang dần dần đã trở nên xa xỉ hơn và ít cần đến.
8. Card mạng
Để truy cập Internet, bạn sẽ cần phải cắm trực tiếp cáp Ethernet vào máy tính của bạn, nơi kết nối card mạng với bo mạch chủ, hoặc sử dụng một USB wireless. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn, kế nối mạng dây có thể đạt tốc độ nhanh hơn mạg không dây, nhưng hiện nay, các sản phẩm cũng đã nâng cấp khả năng kế nối khiến cho mạng không dây có đạt tốt độ gần bằng kết nối mạng dây.
9. Case
Vỏ máy là phần dễ thấy nhất của một hệ thống máy tính và cũng quyết định rất nhiều trong việc những gì và làm sao để cấu thành một chiếc PC hoàn chỉnh. Nhiệt độ luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất các linh kiện máy tính, chính vì thế mà việc tản nhiệt lại cực kỳ quan trọng khi lựa chọn case. Các lỗ thông hơi, quạt thùng máy và ống dẫn thiết kế như nào và ra làm sao cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trợ giúp hoặc cản trở công việc đẩy luồng “nhiệt kình” ra ngoài, thậm chí là thổi vào bên trong thùng máy. Thêm vào đó, việc một chiếc case dư dả luồng khí lưu bên trong lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một lượng lớn bụi tích tụ bên trong vỏ máy.
10. Quạt
Hầu hết case đều có kèm theo ít nhất 1 quạt phía trước, bộ vi sử lý, card màn hình, và nguồn. Số lượng quạt khác nhau tùy theo kích thước của thùng máy. Nhưng thường thì chỉ cần quạt ở phía trước và bên hông máy là được. Khi mua quạt, thì bạn chỉ cần lưu ý kích thước sao cho phù hợp với case là được.
11. Hệ điều hành
Chọn hệ điều hành mà bạn muốn cài vào chiếc máy tính mới mà tự bạn lắp ráp. Thông thường phổ biến là Window, một số thích trải nghiệm sự mới mẻ với hệ điều hành dựa trên Linux như Ubuntu.
No comments:
Post a Comment