Wednesday, April 22, 2015

[Tổng hợp] Cách cấu hình DDNS Noip và NAT Port


huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Để cấu hình DDNS và NAT port cho thiết bị thì chúng ta cần có những yêu cầu sau: có 1 Email để đăng ký tải khoản DDNS tại website www.noip.com, hệ thống mạng LAN có kết nối Internet, IP và Port của thiết bị cần NAT.

Tại sao chúng ta cần Đến Dịch vụ DDNS ?

Dịch vụ DNS động (Dynamic DNS) cung cấp một chương trình đặc biệt chạy trên máy tính hoặc modem của người sử dụng dịch vụ dynamic DNS gọi là Dynamic Dns Client. Chương trình này giám sát sự thay đổi địa chỉ IP tại host và liên hệ với hệ thống DNS mỗi khi địa chỉ IP của host (vốn được cung cấp bởi ISP bằng phương pháp động) thay đổi và sau đó update thông tin vào cơ sở dữ liệu DNS về sự thay đổi địa chỉ đó. Bằng cách này, cho dù máy chủ có thường xuyên bị thay đổi địa chỉ thì tên miền vẫn được hệ thống máy chủ DNS trỏ về đúng địa chỉ được cấp IP mới đó.
Chẳng hạn như khi Bạn có 1 đầu ghi camera, hoặc 1 máy tính đang chạy dịch vụ nào đó cho hệ thống mạng của Bạn, và bạn muốn kết nối đến những thiết bị đó từ bên ngoài Internet, thì bạn cần sử dụng DDNS.

Sau đây là hướng dẫn đăng ký và cấu hình DDNS từ Noip.com

Phần thứ 1 đăng ký DDNS từ website noip.com:
Đầu tiên là truy cập vào website www.noip.com và chọn Sign Up, như hình minh họa bên dưới.



huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Tiếp theo là nhập thông tin đăng ký như: tên truy cập, Email, và mật khẩu. Sau đó Bạn bỏ chọn mụcCreate my hostname later, và chọn Free Sign Up như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Sau đó bạn sẽ nhận được 1 Email của noip.com yêu cầu kích hoạt tài khoản, bạn click vào liên kết đính kèm trong Email, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Thông báo kích hoạt tài khoản thành công, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Tiếp theo là đăng nhập vào tải khoản để tạo hostname, bạn chọn Sign In, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Nhập Email và pass đã đăng ký tại website Noip.com, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Khi mới đăng nhập vào, Noip sẽ yêu cầu bạn đăng ký thông tin, bạn chọn bỏ qua, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Tại trang chủ, bạn chọn Add a Host để thêm 1 tên miền

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4



Đầu tiên là bạn nhập tên cần tạo trong mục Hostname và chọn Add Host, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Thông tin host vừa tạo xong sẽ hiện thị như hình minh họa bên dưới. vậy là bước đầu đã hoàn thành.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4



Phần thứ 2 là cấu hình DDNS trên modem internet:

Trước tiên chúng ta cần xác định được địa chỉ IP của Modem, để truy cập vào và cấu hình.


Trong trường hợp này tôi có 1 đầu ghi camera, có địa chỉ IP tĩnh là : 192.168.2.53 và đầu ghi này sử dụng port 82. (port và IP của đầu ghi có thể thay đổi được).


Các bước thực hiện như sau :
Bằng cách click chuột phải vào biểu tượng card mang, rồi chọn Open Network and Sharing Center,Như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4



Một cửa sổ mới sẽ hiện ra, bạn click vào kết nối internet, Như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Tiếp theo là chọn Details… để xem chi tiết, Như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Và đây là địa chỉ IP của modem internet, Như hình minh họa bên dưới IP là 192.168.2.1

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Tiếp theo là mở trình duyệt web lên và nhập vào địa chỉ 192.168.2.1 sau đó bạn phải nhập User và Pass, như hình minh họa bên dưới. (tùy theo Modem mà User và Pass mặc định sẽ khác nhau)

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Bước đầu tiên là NAT port, tìm đến mục NAT và chọn Vitual Server, sau đó nhập địa chỉ IP và Port cần NAT như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Đây là những IP và Port của thiết bị đã được NAT, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4


Tiếp theo là cấu hình DDNS, vào mục Misc và chọn tab DDNS, và nhập thông tin đã đăng ký trên trang Noip.com, như hình minh họa bên dưới.

huong-dan-cau-hinh-DDNS-no-ip-tren-modem-4

Vậy là việc cấu hình DDNS và NAT port đã hoàn thành. Bạn có thể kết nối hệ thống camera từ bên ngoài Internet.

Hướng dẫn cấu hình DDNS (DynDNS)

Hệ thống tên miền động (DDNS) là rất hữu ích cho website của bạn, máy chủ FTP, hoặc là các máy chủ khác đằng sau Router.
Bài hướng dẫn này sẽ mô tả cho bạn biết làm thế nào để gán một máy chủ cố định và tên miền thông qua IP động của Internet
Để thiết lập DDNS với router 11n của TP-LINK, chúng ta xem các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý của router.
Bước 2: Vào Dynamic DNS. Sau đó trang sẽ hiển thị như bên dưới.

Nếu bạn đã có tài khoản ở www.dyndns.org hoặc www.comexe.cn,thì vui lòng xem tiếp Bước 7. Nếu không, vui lòng xem các hướng dẫn dưới đây để tạo tài khoản.
Bước 3: Click vào Go to Register, và bạn sẽ thấy một trang popup hiện ra

Bước 4: Chọn DNS & Domain ở menu phía trên, Sau đó click Dynamic DNS ở bên trái, và click nút Creat Free Hostname

Bước 5: Tạo Hostname và đăng ký
Bước 6: Kích hoạt host trước khi cấu hình nó trên Router
Bước 7: Nhập vào User Name, Password và Domain Name. Check vào Enable DDNS và click nút Login để đăng nhập vào dịch vụ DDNS


Sau khi bạn hoàn thành tất cả các bước trên, DDNS đã có thể hoạt động. Bây giờ bạn có thể kiểm tra kết nối bằng cách sử dụng NSlookup trên máy tính của bạn.

Hướng dẫn cấu hình No-IP, Nat Port ra Internet

Hệ thống tên miền động (DDNS) là rất hữu ích cho website của bạn, máy chủ FTP, hoặc là các máy chủ khác đằng sau Router.
Bài hướng dẫn này sẽ mô tả cho bạn biết làm thế nào để gán một máy chủ cố định và tên miền thông qua IP động của Internet
Để thiết lập DDNS với router 11n của TP-LINK, chúng ta xem các bước sau đây:
Bước 1
Đăng nhập vào trang web quản lý. Nếu bạn không biết làm thế nào để đăng nhập vào trang quản lý, vui lòng xem hướng dẫn này
Bước 2
Đến phần Dynamic DNS. Sẽ hiện ra như bên dưới
 
 
Tình huống 1
Nếu bạn đã có tài khoản ở trang http://www.no-ip.com, vui lòng xem tiếp ở Bước 11
Tình huống 2
Nếu bạn chưa có tài khoản ở http://www.no-ip.com, vui lòng xem hướng dẫn từ Bước 3 đến Bước 10 để tạo tài khoản.
Bước 3
Click vào Go to register và bạn sẽ được chuyển tới http://www.no-ip.com

Bước 4
Chọn No-IP Free

Bước 5
Nhập vào địa chỉ E-mail và click nút Sign Up Now để tiến hành giai đoạn đăng ký tiếp theo. Hãy chắc chắn ràng E-mail của bạn chưa được sử dụng trên No-IP. No-IP sẽ gởi cho bạn một email xác nhận đến địa chỉ mail của bạn.

Bước 6
Nhập vào các thông tin bắt buộc (tất cả các trường đều là bắt buộc) để tạo tài khoản mới

Bước 7
No-IP sẽ gởi mail xác nhận vào địa chỉ Email của bạn vao gồm link kích hoạt. Bạn vui lòng check mail để kích hoạt tài khoản.
Bước 8
Sau khi bạn click vào link kích hoạt, bạn có thể sử dụng username và password của bạn để đăng nhập

Bước 9
Sau khi đăng nhập, bạn chọn Add a Host
Bước 10
Bạn có thể chọn tên miền nào bạn thích từ danh sách sổ xuống. Ví dụ bạn chọn zapto.org. Ở trường text, bạn có thể nhập vào tên nào đó bạn thích

Bước 11
Sau khi có được tên miền DDNS và tài khaorn, bạn có thể vào phần quản lý của router để cấu hình DDNS. Sau khi click vào nútLogin, bạn sẽ thấy trạng thái kết nối thành công ở Connection Status

Các linh kiện cần thiết khi tự ráp máy vi tính

Ngày nay, xu hướng sử dụng tablet, laptop thay thế cho máy tính để bàn ngay càng nhiều. Bởi sự tiện ích và nhỏ gọn của các thiết bị này mang lại. Mặc dù vậy, nhưng trong những trường hợp cần thực hiện những công việc mang tính phức tạp đòi hỏi sự chuyên môn cao, hay dung lượng lớn thì laptop hay tablet vẫn không thể thay thế.
Đối với máy tính để bàn, bạn có thể chọn hình thức mua nguyên bộ hoặc lắp ráp từng bộ phận. Mỗi cách sẽ có một ưu điểm riêng. Đối với việc mua nguyên bộ, thì bạn không cần am hiểu nhiều về IT và nhận được hỗ trợ bảo hành, chăm sóc khách hàng từ phía công ty dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bạn có thể mua phải máy tính chất lượng không được ưng ý, hoặc hay bị hỏng hóc thiết bị nào đó. Còn đối với việc lắp rắp từng bộ phận, thì bạn cần phải có một chút am hiểu về kỹ thuật, và có thể không nhận được sự hỗ trợ sửa chữa khi máy bị hư hỏng. Nhưng bù lại bạn có thể chọn được những linh kiện ưng ý, và chất lượng, thời gian bảo hành cao.
Để có thể tự lắp ráp máy tính, bạn cần chuẩn bị những linh kiện máy tính cần thiết sau:

1. Thiết bị lưu trữ

Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ tất cả dữ liệu trên máy tính. Có 2 sự lựa chọn cho bạn: 1 là ổ cứng HD, 2 là ổ cứng SSD. Với ổ cứng HD, chi phí mua rẻ hơn so với ổ cứng SSD. Tuy nhiên so về tốc độ đọc và viết thì ổ cứng SSD vượt trội hơn hẳn.
- Giảm thời gian khởi động hệ điều hành. - Khởi chạy phần mềm nhanh hơn. - Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh. - Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn. - Tóm lại, Hiệu năng tổng thể của máy cũng tăng theo.
ổ cứng
ổ cứng
Đối với ổ HDD, thì bạn có thể chọn mua từ các Seagate và Western, còn ổ SDD thì bạn có thể chọn mua từ các hãng Samsung, Toshiba, OCZ, Kingston, Crucial và  Intel.
Đảm bảo ổ cứng đạt tốc độ 7200 trên 1 phúc (RPM), chuấn giao tiếp serial ATA ( SATA) đạt tốc độ 6GB /s.

2. CPU

Bộ xử lý trung tâm CPU được ví như bộ não của máy tính, xử lý hàng trăm lệnh trên mỗi phút. Có hai công ty nổi tiếng chuyên sản xuất CPU là Intel và AMD. Nhìn chung thì chip Intel nhỉnh hơn so với AMD. Nhưng bù lại, chi phí mua CPU của hãng AMD thì lại rẻ hơn. Tùy vào mục đích của bạn mà có thể chọn loại CPU phù hợp.
CPU

3. Bo mạch chủ

Bo mạch chủ được xem là một trong những linh kiện máy tính quan trọng nhất, là linh hồn cũng như trái tim của cả chiếc máy tính. Bo mạch chủ là một bảng mạch in (PCB: Printed Cricus Board) đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết thiết bị được gắn trên nó theo cách trực tiếp hoặc thông qua đầu cắm hoặc dây dẫn. Thông qua bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và giao tiếp với nhau. Thực chất mainboard được coi như một “bo mạch chủ” cung cấp kết nối vật lý bao gồm khe cắm, mạch điện. Còn lại, việc kết nối và điều khiển là do cặp Chip cầu bắc và nam, đây chính là trung tâm điều phối hoạt động của PC.
Một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể lựa chọn là: ASUS, MSI, Gigabtye, AsRock, và EVGA.
 main board

4. Card đồ họa

Là một loại thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh trong một chiếc máy vi tính. Thành phần quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ hoạ (Graphic Processing Unit – GPU).
Dung lượng bộ nhớ đồ hoạ (video RAM) cũng là một thông số quan trọng đánh giá sức mạnh của một card đồ hoạ vì bộ xử lý đồ hoạ (GPU) mạnh mà bộ nhớ đồ hoạ lại bé thì sẽ lãng phí năng lực của GPU khi phải chờ đợi lệnh để xử lý.
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại card đồ họa chất lượng cao hay không. Nếu như phục vụ nhiều vào mục đích đồ họa, chơi game thì nên chọn loại chất lượng. Các hãng sau đây có thể là gợi ý cho sự lựa chọn của bạn: NVIDIA, AMD.
card đồ họa

5. RAM

Ram – bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của RAM là để hệ thống ghi các thay đổi và các thông tin đang được sử dụng (của các chương trình đang chạy). Ngoài ra, trong một số trường hợp RAM được sử dụng làm bộ nhớ thứ cấp. Vai trò của RAM trong quá trình chạy là lưu các thông tin hiện hành để hệ thống truy cập và sử dụng nên không thể phủ nhận nó quyết định một phần tốc độ của máy vi tính. Nếu thiếu RAM, hệ thống sẽ chạy rất ì ạch do phải lưu, xóa thông tin liên tục.
Do đó tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cần chọn Ram có dung lượng bao nhiều. Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất. Đây là một số hãng gợi ý cho bạn Corsair, Mushkin, Kingston.
ram

6. Nguồn

Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc “2 trong 1″ như RAM Dual Channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, CPU DualCore… Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng “chịu đựng” của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn noname được dán nhãn công suất lên đến “600 – 700W.
Bạn nên tính toán công suất phù hợp cấu hình máy để không phải lãng phí hoặc chọn bộ nguồn không đạt yêu cầu. Một số thương hiệu phổ biến cung cấp nguồn như Seasonic, XFX, Antec, OCZ, Corsair, và Enermax.\
nguồn máy tính

7. Ổ đĩa quang

Với sự phát triển của điện toán đám mây và công nghệ số, ổ đĩa quang dần dần đã trở nên xa xỉ hơn và ít cần đến.

8. Card mạng

Để truy cập Internet, bạn sẽ cần phải cắm trực tiếp cáp Ethernet  vào máy tính của bạn, nơi kết nối card mạng với bo mạch chủ, hoặc sử dụng một USB wireless. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn, kế nối mạng dây có thể đạt tốc độ nhanh hơn mạg không dây, nhưng hiện nay, các sản phẩm cũng đã nâng cấp khả năng kế nối khiến cho mạng không dây có đạt tốt độ gần bằng kết nối mạng dây.
card mạng

9. Case

Vỏ máy là phần dễ thấy nhất của một hệ thống máy tính và cũng quyết định rất nhiều trong việc những gì và làm sao để cấu thành một chiếc PC hoàn chỉnh. Nhiệt độ luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất các linh kiện máy tính, chính vì thế mà việc tản nhiệt lại cực kỳ quan trọng khi lựa chọn case. Các lỗ thông hơi, quạt thùng máy và ống dẫn thiết kế như nào và ra làm sao cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trợ giúp hoặc cản trở công việc đẩy luồng “nhiệt kình” ra ngoài, thậm chí là thổi vào bên trong thùng máy. Thêm vào đó, việc một chiếc case dư dả luồng khí lưu bên trong lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một lượng lớn bụi tích tụ bên trong vỏ máy.

case

10. Quạt

Hầu hết case đều có kèm theo ít nhất 1 quạt phía trước, bộ vi sử lý, card màn hình, và nguồn. Số lượng quạt khác nhau tùy theo kích thước của thùng máy. Nhưng thường thì chỉ cần quạt ở phía trước và bên hông máy là được. Khi mua quạt, thì bạn chỉ cần lưu ý kích thước sao cho phù hợp với case là được.

11. Hệ điều hành

Chọn hệ điều hành mà bạn muốn cài vào chiếc máy tính mới mà tự bạn lắp ráp. Thông thường phổ biến là Window, một số thích trải nghiệm sự mới mẻ với hệ điều hành dựa trên Linux  như Ubuntu.

Các linh kiện cần thiết khi tự ráp máy vi tính

Ngày nay, xu hướng sử dụng tablet, laptop thay thế cho máy tính để bàn ngay càng nhiều. Bởi sự tiện ích và nhỏ gọn của các thiết bị này mang lại. Mặc dù vậy, nhưng trong những trường hợp cần thực hiện những công việc mang tính phức tạp đòi hỏi sự chuyên môn cao, hay dung lượng lớn thì laptop hay tablet vẫn không thể thay thế.
Đối với máy tính để bàn, bạn có thể chọn hình thức mua nguyên bộ hoặc lắp ráp từng bộ phận. Mỗi cách sẽ có một ưu điểm riêng. Đối với việc mua nguyên bộ, thì bạn không cần am hiểu nhiều về IT và nhận được hỗ trợ bảo hành, chăm sóc khách hàng từ phía công ty dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bạn có thể mua phải máy tính chất lượng không được ưng ý, hoặc hay bị hỏng hóc thiết bị nào đó. Còn đối với việc lắp rắp từng bộ phận, thì bạn cần phải có một chút am hiểu về kỹ thuật, và có thể không nhận được sự hỗ trợ sửa chữa khi máy bị hư hỏng. Nhưng bù lại bạn có thể chọn được những linh kiện ưng ý, và chất lượng, thời gian bảo hành cao.
Để có thể tự lắp ráp máy tính, bạn cần chuẩn bị những linh kiện máy tính cần thiết sau:

1. Thiết bị lưu trữ

Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ tất cả dữ liệu trên máy tính. Có 2 sự lựa chọn cho bạn: 1 là ổ cứng HD, 2 là ổ cứng SSD. Với ổ cứng HD, chi phí mua rẻ hơn so với ổ cứng SSD. Tuy nhiên so về tốc độ đọc và viết thì ổ cứng SSD vượt trội hơn hẳn.
- Giảm thời gian khởi động hệ điều hành. - Khởi chạy phần mềm nhanh hơn. - Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh. - Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn. - Tóm lại, Hiệu năng tổng thể của máy cũng tăng theo.
ổ cứng
ổ cứng
Đối với ổ HDD, thì bạn có thể chọn mua từ các Seagate và Western, còn ổ SDD thì bạn có thể chọn mua từ các hãng Samsung, Toshiba, OCZ, Kingston, Crucial và  Intel.
Đảm bảo ổ cứng đạt tốc độ 7200 trên 1 phúc (RPM), chuấn giao tiếp serial ATA ( SATA) đạt tốc độ 6GB /s.

2. CPU

Bộ xử lý trung tâm CPU được ví như bộ não của máy tính, xử lý hàng trăm lệnh trên mỗi phút. Có hai công ty nổi tiếng chuyên sản xuất CPU là Intel và AMD. Nhìn chung thì chip Intel nhỉnh hơn so với AMD. Nhưng bù lại, chi phí mua CPU của hãng AMD thì lại rẻ hơn. Tùy vào mục đích của bạn mà có thể chọn loại CPU phù hợp.
CPU

3. Bo mạch chủ

Bo mạch chủ được xem là một trong những linh kiện máy tính quan trọng nhất, là linh hồn cũng như trái tim của cả chiếc máy tính. Bo mạch chủ là một bảng mạch in (PCB: Printed Cricus Board) đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết thiết bị được gắn trên nó theo cách trực tiếp hoặc thông qua đầu cắm hoặc dây dẫn. Thông qua bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và giao tiếp với nhau. Thực chất mainboard được coi như một “bo mạch chủ” cung cấp kết nối vật lý bao gồm khe cắm, mạch điện. Còn lại, việc kết nối và điều khiển là do cặp Chip cầu bắc và nam, đây chính là trung tâm điều phối hoạt động của PC.
Một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể lựa chọn là: ASUS, MSI, Gigabtye, AsRock, và EVGA.
 main board

4. Card đồ họa

Là một loại thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ và thông tin về hình ảnh trong một chiếc máy vi tính. Thành phần quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ hoạ (Graphic Processing Unit – GPU).
Dung lượng bộ nhớ đồ hoạ (video RAM) cũng là một thông số quan trọng đánh giá sức mạnh của một card đồ hoạ vì bộ xử lý đồ hoạ (GPU) mạnh mà bộ nhớ đồ hoạ lại bé thì sẽ lãng phí năng lực của GPU khi phải chờ đợi lệnh để xử lý.
Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại card đồ họa chất lượng cao hay không. Nếu như phục vụ nhiều vào mục đích đồ họa, chơi game thì nên chọn loại chất lượng. Các hãng sau đây có thể là gợi ý cho sự lựa chọn của bạn: NVIDIA, AMD.
card đồ họa

5. RAM

Ram – bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Nhiệm vụ của RAM là để hệ thống ghi các thay đổi và các thông tin đang được sử dụng (của các chương trình đang chạy). Ngoài ra, trong một số trường hợp RAM được sử dụng làm bộ nhớ thứ cấp. Vai trò của RAM trong quá trình chạy là lưu các thông tin hiện hành để hệ thống truy cập và sử dụng nên không thể phủ nhận nó quyết định một phần tốc độ của máy vi tính. Nếu thiếu RAM, hệ thống sẽ chạy rất ì ạch do phải lưu, xóa thông tin liên tục.
Do đó tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cần chọn Ram có dung lượng bao nhiều. Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất. Đây là một số hãng gợi ý cho bạn Corsair, Mushkin, Kingston.
ram

6. Nguồn

Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc “2 trong 1″ như RAM Dual Channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, CPU DualCore… Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng “chịu đựng” của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn noname được dán nhãn công suất lên đến “600 – 700W.
Bạn nên tính toán công suất phù hợp cấu hình máy để không phải lãng phí hoặc chọn bộ nguồn không đạt yêu cầu. Một số thương hiệu phổ biến cung cấp nguồn như Seasonic, XFX, Antec, OCZ, Corsair, và Enermax.\
nguồn máy tính

7. Ổ đĩa quang

Với sự phát triển của điện toán đám mây và công nghệ số, ổ đĩa quang dần dần đã trở nên xa xỉ hơn và ít cần đến.

8. Card mạng

Để truy cập Internet, bạn sẽ cần phải cắm trực tiếp cáp Ethernet  vào máy tính của bạn, nơi kết nối card mạng với bo mạch chủ, hoặc sử dụng một USB wireless. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn, kế nối mạng dây có thể đạt tốc độ nhanh hơn mạg không dây, nhưng hiện nay, các sản phẩm cũng đã nâng cấp khả năng kế nối khiến cho mạng không dây có đạt tốt độ gần bằng kết nối mạng dây.
card mạng

9. Case

Vỏ máy là phần dễ thấy nhất của một hệ thống máy tính và cũng quyết định rất nhiều trong việc những gì và làm sao để cấu thành một chiếc PC hoàn chỉnh. Nhiệt độ luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất các linh kiện máy tính, chính vì thế mà việc tản nhiệt lại cực kỳ quan trọng khi lựa chọn case. Các lỗ thông hơi, quạt thùng máy và ống dẫn thiết kế như nào và ra làm sao cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trợ giúp hoặc cản trở công việc đẩy luồng “nhiệt kình” ra ngoài, thậm chí là thổi vào bên trong thùng máy. Thêm vào đó, việc một chiếc case dư dả luồng khí lưu bên trong lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một lượng lớn bụi tích tụ bên trong vỏ máy.

case

10. Quạt

Hầu hết case đều có kèm theo ít nhất 1 quạt phía trước, bộ vi sử lý, card màn hình, và nguồn. Số lượng quạt khác nhau tùy theo kích thước của thùng máy. Nhưng thường thì chỉ cần quạt ở phía trước và bên hông máy là được. Khi mua quạt, thì bạn chỉ cần lưu ý kích thước sao cho phù hợp với case là được.

11. Hệ điều hành

Chọn hệ điều hành mà bạn muốn cài vào chiếc máy tính mới mà tự bạn lắp ráp. Thông thường phổ biến là Window, một số thích trải nghiệm sự mới mẻ với hệ điều hành dựa trên Linux  như Ubuntu.